Giải pháp theo dõi sức khỏe thương hiệu

Với chi phí khoảng 38.250.000 đồng (1.500 USD) mỗi tháng, bạn có thể theo dõi và đánh giá được những nỗ lực bạn đã bỏ ra ảnh hưởng thế nào lên hiệu suất thương hiệu của bạn. Bằng cách quản lý, tối ưu hóa thông qua những chỉ số có thể đo lường được, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn so với chi phí đã bỏ ra cho việc đo lường này.

Kết quả sẽ được cung cấp trực tiếp trên dashboard và cập nhật hằng tháng dựa trên 600 mẫu gần nhất trong 3 tháng.

Để quản lý tốt thương hiệu của mình, thì việc đo lường sức khỏe của thương hiệu là không thể thiếu. Bạn sẽ cần xác định được đâu là các hoạt động tiếp thị thương hiệu hiệu quả và không hiệu quả. Ví dụ: nếu bạn muốn đánh giá được mức độ hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị, các thông điệp, các kênh truyền thông so với chi phí bỏ ra thì bạn cần đo lường sức khỏe của thương hiệu.

Dịch vụ theo dõi sức khỏe thương hiệu sẽ cho phép bạn đưa ra các quyết định dựa trên các chỉ số rõ ràng và giúp các nỗ lực tiếp thị của bạn có chi phí tối ưu hơn. Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn so với chi phí bỏ ra để đo lường và theo dõi sức khỏe thương hiệu bằng cách quản lý và tối ưu hóa các chỉ số có thể đo lường.

  • Chi phí hợp lý: Phí của gói dịch vụ này là rất thấp.
  • Không hạn chế khu vực: Nông thôn, thành thị, theo miền hoặc chỉ lựa chọn các thành phố trọng điểm. Bạn có thể tùy chọn mà không ảnh hưởng bất kì về chi phí dịch vụ.
  • Nhanh chóng: Kết quả của tháng gần nhất luôn luôn có sẵn trên dashboard của bạn.
  • Không bị gián đoạn: Việc thu thập dữ liệu được diễn ra hàng ngày và không ngừng nghỉ, kể cả với ngày lễ.
  • Đáng tin cậy: Việc kiểm soát chất lượng được đảm bảo bởi đội ngũ giám sát chất lượng của bên thứ 3 độc lập.
  • Không có rủi ro: Không yêu cầu cam kết hàng năm. Bạn có thể chọn không gia hạn bất cứ lúc nào.

Dịch vụ theo dõi sức khỏe thương hiệu cho phép bạn quản lý hiệu suất của thương hiệu và mức độ hiệu quả của các hoạt động quảng bá thương hiệu mà bạn đang thực hiện. Cho dù bạn đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của thương hiệu tại các cửa hàng hay nâng cao độ nhận biết của người tiêu dùng thông qua các hoạt động tiếp thị, bạn có thể quản lý tốt hơn khi nắm rõ được thương hiệu của mình đang hoạt động như thế nào.

Đo lường sức khỏe thương hiệu là một hoạt động phổ biến của các thương hiệu tiêu dùng lớn nhất trên thị trường. Tuy nhiên hoạt động này không nhất thiết phải cồng kềnh, đắt đỏ và thu về những dữ liệu chậm cập nhật. Cimigo cung cấp giải pháp đo lường và theo dõi sức khỏe thương hiệu nhanh chóng, chi phí thấp với dữ liệu được cập nhật mới nhất. Dữ liệu sẽ được thu thập từ cộng đồng trực tuyến của Cimigo và được phân tích, trình bày dưới dạng dashboard.

Kết quả được phân tích và cập nhật theo thời gian, bao gồm:

Bạn có thể so sánh thương hiệu của mình với đối thủ và rút ra được những bài học từ thành công hay thất bại của họ. Bạn có thể xem xét hiệu suất thương hiệu của mình tại các khuc vực khác nhau trên cả nước và các nhóm mục tiêu nhân khẩu học khác nhau (ví dụ: giới tính, độ tuổi và thành phần kinh tế).

Thương hiệu của bạn mạnh nhất ở đâu và đối với đối tượng nào?

Với dịch vụ này, bạn có thể xác định được thương hiệu của bạn mạnh nhất tại khu vực nào theo vị trí; nông thôn hay thành thị, giữa các vùng miền hoặc giữa các thành phố trọng điểm. Bạn có thể xem xét hiệu suất thương hiệu của mình ở các nhóm khách hàng khác nhau dựa trên nhân khẩu học (ví dụ: giới tính, độ tuổi và thành phần kinh tế). Bạn hoàn toàn có quyền quyết định các thiết lập ban đầu, bao gồm các khu vực và thành phần nhân khẩu học nào mà bạn muốn hướng đến để đo lường. Những tùy chọn này không gây phát sinh chi phí.

Cimigo sẽ tiến hành khảo sát đủ 600 khách hàng mục tiêu trong tháng đầu tiên để bạn có thể thu được kết quả khả dụng chỉ sau một tháng. Sau đó, mỗi tháng Cimigo sẽ bổ sung thêm 200 bài khảo sát nữa để theo dõi những biến động, vì vậy bạn luôn có thể nắm bắt được hiệu suất thương hiệu của mình dựa trên một số mẫu đủ lớn để có ý nghĩa và đủ mới để đưa ra những quyết định kịp thời (600 bài khảo sát gần nhất trong ba tháng).

Thương hiệu của bạn có hiệu suất ra sao qua từng mốc thời gian?

Trong bất kỳ khoảng thời gian nào, bạn đều có thể chọn thương hiệu của mình (hoặc của đối thủ) để xem xét tóm tắt hiệu suất bao gồm một, một vài hoặc tất cả các chỉ số quan trọng dưới đây:

  1. Nhận biết đầu tiên top-of-mind (thương hiệu đầu tiên mà khách hàng nghĩ tới khi nghĩ về ngành hàng).
  2. Nhận biết thương hiệu không gợi nhắc (các thương hiệu khác mà khách hàng nghĩ tới khi nghĩ về ngành hàng).
  3. Nhận biết thương hiệu có gợi nhắc (từ một danh sách các thương hiệu được cung cấp sẵn).
  4. Tổng nhận biết của thương hiệu.
  5. Nhận biết top-of-mind cho quảng cáo.
  6. Nhận biết quảng cáo của thương hiệu không gợi nhắc.
  7. Nhận biết quảng cáo của thương hiệu có gợi nhắc.
  8. Tổng nhận biết quảng cáo của thương hiệu.
  9. Thương hiệu đã sử dụng trong 12 tháng qua.
  10. Thương hiệu đang sử dụng.
  11. Thương hiệu được sử dụng thường xuyên nhất.
  12. Thương hiệu được sử dụng thường xuyên nhất (khi sản phẩm thường được sử dụng cả tại nhà và tại các địa điểm khác như ngoài nhà hàng, quán cà phê . . .)
  13. Thương hiệu được ưu tiên hàng đầu.
  14. Điểm NPS.
  15. Điểm mạnh (độc đáo) của các tài sản thương hiệu.
  16. Thương hiệu của bạn thực sự đại diện cho điều gì (và không đại diện cho điều gì)?
  17. Nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của bạn là gì.

Các hoạt động marketing của bạn đang tác động như thế nào đến thương hiệu?

Độ nhận diện thương hiệu được cải thiện như thế nào?

Xây dựng sự hiện diện thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng đòi hỏi đồng thời các tài liệu tiếp thị tại các điểm bán và thông qua các hoạt động truyền thông tiếp thị. Nghiên cứu trước đây từ Viện Ehrenberg-Bass, được phổ biến trong cuốn sách có tựa đề How Brands Grow của tác giả Byron Sharp, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng sự hiện diện cả về vật chất và tâm trí.

Việc phát triển thương hiệu được thực hiện thông qua những nỗ lực tăng mức độ thâm nhập thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc cố gắng thu hút những khách hàng mới, thường là những khách hàng không (chưa) thường xuyên.

Bất kể thương hiệu của bạn cung cấp dịch vụ hay sản phẩm, phục vụ khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp thì việc thu hút khách hàng mới luôn hiệu quả hơn việc cố gắng chuyển đổi khách hàng thường xuyên của những thương hiệu lớn khác. Sự hiện diện thương hiệu (cả trong tâm trí người tiêu dùng và tại các kênh vật lý) đóng vai trò quyết định trong việc thu hút những khách hàng mới này.

Các số liệu sau được cung cấp để giúp bạn quản lý sự hiện diện, mức độ nhận biết cũng như mức độ nổi bật của thương hiệu:

  1. Nhận biết top-of-mind.
  2. Nhận biết thương hiệu không gợi nhắc.
  3. Nhận biết thương hiệu có gợi nhắc.
  4. Tổng nhận biết của thương hiệu.
  5. Người tiêu dùng nhận định thương hiệu này được phổ biến rộng rãi.
Brand presence (dashboard example)

Các tài sản độc đáo của thương hiệu có được củng cố không?

Việc gợi nhớ về thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn có các tài sản thương hiệu độc đáo giúp gắn kết tâm trí của người tiêu dùng với thương hiệu của bạn. Ví dụ: bánh quy Oreo, cao độ âm thanh của phần thuyết minh Biore, chai Coca-Cola, hình ảnh Cô gái Hà Lan, dấu swoosh của Nike hay tiếng giai điệu “I’m Lovin’ It” của McDonald’s.

Tài sản thương hiệu độc đáo có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt đối với những ngành hàng khó tạo nên sự khác biệt về mặt sản phẩm, ví dụ: nước đóng chai. Tài sản thương hiệu độc đáo (ví dụ: thiết kế bao bì) cho phép người tiêu dùng dễ dàng nhớ đến thương hiệu của bạn, để sau đó họ có thể đưa ra quyết định dựa vào thương hiệu quen thuộc một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Chỉ số được sử dụng là khả năng nhận dạng thương hiệu chính xác (correct brand recognition) khi người tiêu dùng nhìn thấy hoặc nghe thấy tài sản thương hiệu được cung cấp để đánh giá. Tài sản thương hiệu này có thể là một hình ảnh, hình ảnh bao bì hoặc một âm thanh. Quản lý tài sản thương hiệu của bạn sẽ giúp xây dựng và duy trì sự hiện diện của thương hiệu và đạt được mức độ nhận biết sâu.

Brand asset recognition (dashboard example)

Quảng cáo của bạn đã tiếp cận được đến đúng đối tượng mục tiêu chưa?

Bạn sẽ xác định được đâu là những hoạt động marketing hiệu quả và không hiệu quả trong các hoạt động marketing thương hiệu của mình. Các chỉ số bên dưới sẽ cho phép bạn hiểu mức độ hiệu quả của chi phí tiếp thị bạn bỏ ra, liệu quảng cáo có được nhớ đến hay không và liệu bạn có đang tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn không (tỷ lệ khách hàng mục tiêu nhớ được quảng cáo của bạn).

  1. Nhận biết về quảng cáo khi không được gợi nhắc.
  2. Nhận biết về quảng cáo khi được gợi nhắc về thương hiệu.
  3. Tổng nhận biết quảng cáo.
Ad performance (dashboard example)

Kênh truyền thông nào là kênh hiệu quả nhất?

Bạn có thể đánh giá được kênh trực tuyến và kênh truyền thống nào đang giúp cải thiện độ nhận biết thương hiệu.

Source of brand awareness (dashboard example)

Thị phần của bạn có được mở rộng không?

Thương hiệu được sử dụng thường xuyên nhất là chỉ số được sử dụng để đánh giá thị phần.

Nếu ngành hàng của bạn có đặc thù khác nhau về lựa chọn nhãn hiệu khi sử dụng tại nhà và tại các cửa hàng (ví dụ: đồ uống, thuốc lá) thì thị phần của bạn đo lường dựa trên cả hai trường hợp sử dụng tại nhà và tại chỗ ở cửa hàng.

BUMO Trend (dashboard example)

Phễu hiệu suất thương hiệu (Brand Funnel)

Phễu hiệu suất thương hiệu là một khái niệm được tạo ra để đo lường quá trình chuyển đổi của người tiêu dùng từ nhận thức đến việc sử dụng thương hiệu của bạn và so sánh thương hiệu của bạn với các thương hiệu cạnh tranh. Các chỉ số chính được bao gồm như sau:

  1. Nhận biết thương hiệu không gợi nhắc.
  2. Nhận biết thương hiệu tổng thể.
  3. Thương hiệu đã sử dụng trong 12 tháng qua.
  4. Thương hiệu hiện tại đang sử dụng.
  5. Thương hiệu được sử dụng nhiều nhất.
  6. Thương hiệu là lựa chọn hàng đầu.

Sự chuyển đổi diễn ra từ tầng trên xuống tầng dưới của phễu (ví dụ: ở tầng  thứ 3, bạn cần tìm ra % người tiêu dùng đã sử dụng thương hiệu của bạn trong 12 tháng qua giữa tất cả người tiêu dùng có nhận biết về thương hiệu ở tầng thứ 2)

Dù đây là một mô hình phân tích hữu dụng, người sử dụng nên hiểu rằng không phải tất cả hành trình dẫn đến việc mua hàng đều tuần tự đi qua các lớp của phễu. Ví dụ, tôi có thể dùng một thương hiệu lần đầu tiên mà chưa từng biết đến thương hiệu này trước đó. Trong trường hợp này, sự nhận biết không dẫn tới việc sử dụng mà là kết quả của việc sử dụng.

Brand funnel (dashboard example)

Thông điệp truyền thông ảnh hưởng như thế nào đến thương hiệu

Mức độ quan tâm của khách hàng mục tiêu đối với thương hiệu của bạn?

Theo dõi mức độ quan tâm của người tiêu dùng đến thương hiệu của bạn và của đối thủ cạnh tranh chính giúp phán đoán được sự biến động của mức độ quan tâm mà người tiêu dùng dành cho thương hiệu của bạn qua thời gian và dựa trên cách bạn quản lý thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.

Một số chỉ số đo lường chính là:

  1. Thương hiệu này là lựa chọn đầu tiên của tôi.
  2. Đây là một trong những thương hiệu tôi thích mua hơn những thương hiệu khác.
  3. Nhìn chung, thương hiệu này hấp dẫn đối với tôi.
  4. Tôi muốn dùng thử thương hiệu này.
  5. Tôi sẽ không bao giờ cân nhắc mua thương hiệu này.
  6. Tôi không biết nhiều về thương hiệu này.
  7. Tôi chưa từng nghe đến thương hiệu này.
Brand disposition (dashboard example)

Điều gì quan trọng với người tiêu dùng của bạn khi lựa chọn thương hiệu?

Dịch vụ theo dõi sức khỏe thương hiệu của Cimigo giúp đo lường được người tiêu dùng nhận thức như thế nào về thương hiệu của bạn dựa trên mười bốn thuộc tính. Bảy trong số đó là những thuộc tính quan trọng được định sẵn.

Những thuộc tính định sẵn này là:

  1. Thương hiệu này là thương hiệu phổ biến
  2. Thương hiệu này có thể dễ dàng tìm mua
  3. Thương hiệu này đắt hơn mức giá tôi sẵn sàng trả
  4. Thương hiệu này có ở nhiều nơi.
  5. Thương hiệu này nổi trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh
  6. Thương hiệu này rất dễ nhận ra         
  7. Nhìn chung, thương hiệu này hấp dẫn đối với tôi

Bạn có thể tùy ý thêm vào bảy thuộc tính khác. Cimigo đã cung cấp một vài thuộc tính định sẵn bạn có thể chọn từ danh sách kèm theo: Tài sản thương hiệu, Tính cách, Dịp sử dụng, Cảm xúc mang lại, Dịch vụ và Sản phẩm.

Hoặc bạn có thể viết và thêm vào những thuộc tính của bạn. Điển hình như là dịp sử dụng (tương ứng với định vị thương hiệu) mà bạn mong muốn xây dựng khi quản trị thương hiệu.

Người tiêu dùng được yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính khi chọn một thương hiệu trong một ngành hàng hay lĩnh vực. Thêm vào đó, Cimigo sử dụng phân tích tương quan để tìm ra thuộc tính nào tác động nhiều nhất lên sự ưa thích của người tiêu dùng đối với thương hiệu.

Việc so sánh mức độ quan trọng được nêu và mức độ quan trọng thực tế cung cấp một mô hình phân tích như mô tả dưới đây. Mô hình này rất hữu ích để xác định những thuộc tính thương hiệu (hoặc tài sản thương hiệu) nào tạo nên sự khác biệt và đâu là yếu tố để tập trung những hoạt động thương hiệu.

Khi đo lường liệu rằng tài sản của thương hiệu bạn mạnh hơn hay yếu hơn của đối thủ, bạn nên nhìn vào những thuộc tính kèm theo mức độ quan trọng của các thuộc tính đó đối với khách hàng mục tiêu.

Ở tình huống lý tưởng, thương hiệu của bạn được gắn liền với những thuộc tính cơ bản. Những hoạt động marketing gia tăng sức mạnh thương hiệu ở những thuộc tính cạnh tranh.

Nếu thương hiệu của bạn không có thuộc tính cạnh tranh nào, hãy chọn một thuộc tính mà bạn có thể lấn át các đối thủ trong sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, và làm nổi bật nó trong các hoạt động marketing. Thuộc tính khác biệt có thể giúp tạo sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn với thương hiệu của đối thủ.

Category drivers (dashboard example)
Category drivers map (dashboard example)

Thương hiệu của bạn có vượt trội hơn so với đối thủ và đạt được định vị như kỳ vọng?

Dịch vụ theo dõi sức khỏe thương hiệu của Cimigo giúp đo lường nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu theo mười bốn thuộc tính.

Dịch vụ này giúp ghi nhận sự liên kết của những thuộc tính trên với thương hiệu của bạn và năm thương hiệu đối thủ chính, từ đó có sự so sánh trực quan.

Kết quả chi tiết về tất cả các thuộc tính được trình bày trong dashboard và so sánh từng thương hiệu cạnh tranh. Các thuộc tính được sắp xếp theo mức độ quan trọng đối với người tiêu dùng khi lựa chọn một thương hiệu, trong bốn nhóm được xác định ở mô hình phân tích phía trên:

Thuộc tính cơ bản. Những yếu tố này có mức độ quan trọng được nêu cao trong khi quan trọng thực tế thấp. Đây là những yếu tố tối thiểu trong việc lựa chọn. Thiếu những yếu tố này sẽ giảm khả năng khách hàng lựa chọn thương hiệu hơn!

Thuộc tính cạnh tranh. Cả quan trọng được nêu và thực tế đều cao. Những yếu tố này thúc đẩy việc lựa chọn thương hiệu. Có càng nhiều các yếu tố này càng tốt!

Thuộc tính khác biệt. Quan trọng được nêu thấp nhưng thực tế lại cao. Những yếu tố này không rõ ràng nhưng có khả năng làm tăng sự cân nhắc của khách hàng trong việc lựa chọn thương hiệu. Những thuộc tính này tạo nên cơ hội để khác biệt hóa thương hiệu của bạn.

Thuộc tính ưu tiên thấp. Cả quan trọng được nêu và thực tế đều thấp. Những yếu tố này ảnh hưởng không đang kể đến việc lựa chọn thương hiệu Ít được nhắc đến và mức độ quan trọng thấp. Bạn không cần tập trung xây dựng những thuộc tính này.

Brand strengths and weaknesses matrix (dashboard example)

Tài sản thương hiệu của bạn mạnh hơn hay yếu hơn đối thủ cạnh tranh?

Dịch vụ theo dõi sức khỏe thương hiệu của Cimigo giúp đo lường nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu theo mười bốn thuộc tính.

Dịch vụ này giúp ghi nhận sự liên kết của những thuộc tính trên với thương hiệu của bạn và năm thương hiệu đối thủ, từ đó có sự so sánh trực quan.

Một mô hình phân tích được sử dụng để xác điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu của bạn. Các thuộc tính được phân tích dựa vào một công cụ thống kê tên là chi-bình phương chuẩn hóa. Công cụ này giúp sửa đổi những sai lệch mà quy mô của một thương hiệu có thể ảnh hưởng đến mức điểm tuyệt đối đối của sự liên tưởng người tiêu dùng đánh giá giữa thương hiệu và thuộc tính. Ví dụ, một thương hiệu như Coca-Cola với thị phần cao tạo ra nhiều sự liên kết hơn những thương hiệu như Big Cola với thị phần nhỏ hơn, khiến cho việc đo lường điểm mạnh tương quan của các thương hiệu nhỏ trở nên khó khắn hơn.

Kết quả từ công cụ thống kê là điểm số chuẩn hóa cho từng thuộc tính giúp bạn quan sát được điểm mạnh và điểm yếu tương quan của các thương hiệu. Trong nhiều trường hợp, thương hiệu chưa có điểm mạnh nào nhưng nên cố gắng để đạt được chúng.

Brand imagery (dashboard example)

Thương hiệu của bạn có nổi bật và khác biệt so với những thương hiệu khác không?

Sử dụng những điểm mạnh và điểm yếu tương quan từ mô hình phân tích của Cimigo, bạn có thể xác định điều gì (nếu có) mà thương hiệu của bạn thực sự đại diện trong tâm trí người tiêu dùng và điều gì mà thương hiệu chưa truyền tải được.

Điểm số chuẩn hóa cho các thuộc tính (đặc điểm của thương hiệu) được sử dụng để đo lường những điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu. Giá trị tuyệt đối của mức điểm chuẩn hóa được so sánh với độ lệch chuẩn. Mức điểm tuyệt đối lớn hơn độ lệch chuẩn thể hiện điểm mạnh (số dương) hoặc điểm yếu (số âm).

Trong nhiều trường hợp, không có thương hiệu nào nổi bật, hay có điểm mạnh và điểm yếu cụ thể. Như vậy, có ít hoặc gần như không có sự khác biệt giữa các thương hiệu trong danh mục hoặc ngành hàng này. Điều này cho thấy nguy cơ các thương hiệu có thể dễ dàng bị thay thế bởi một thương hiệu khác. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để đội ngũ quản lý thương hiệu tạo ra sự khác biệt (sử dụng thuộc tính khác biệt ở mô hình phân tích động cơ lựa chọn) cho thương hiệu của họ.

Dashboard chỉ hiển thị những thuộc tính (đặc tính thương hiệu) của thương hiệu so sánh với đối thủ cạnh tranh. Khi không có thuộc tính nào được hiển thị, đồng nghĩa với việc thương hiệu chưa đại diện cho yếu tố nào đã được đo lường.

Brand strengths and weaknesses (dashboard example)

Nhận thức về thương hiệu của bạn (dựa trên câu hỏi mở)

Dịch vụ theo dõi sức khỏe thương hiệu của Cimigo cung cấp những từ ngữ được dùng khi liên tưởng tới thương hiệu. Những từ này được trình bày dưới dạng đám mây từ khóa, các từ lớn hơn được nhắc đến nhiều hơn bởi người tiêu dùng và ngược lại.

Cimigo yêu cầu người tiêu dùng mô tả các thương hiệu bằng hai từ mà họ tự chọn. Điều này hỗ trợ cho các chỉ số định lượng khác đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của bạn một cách toàn diện hơn.

Đám mây từ khóa sẽ rấthữu ích nếu ngành hàng có các thương hiệu với sự khác biệt rõ ràng. Nhiều ngành hàng không có hoặc có rất ít sự khác biệt giữa các thương hiệu. Trong trường hợp này, đám mây từ khóa sẽ không hữu ích và kết quả sẽ cho thấy thương hiệu của bạn là một thương hiệu không có gì khác biệt giữa một rừng thương hiệu tương tự nhau.

Open perception (dashboard example)

Mức độ khách hàng sẵn sàng giới thiệu thương hiệu của bạn cho người khác là như thế nào?

Người tiêu dùng được hỏi về khả năng họ sẽ giới thiệu thương hiệu mà họ sử dụng thường xuyên nhất. Số liệu này được gọi là điểm NPS (Net promoter score).

NPS là thước đo nghiên cứu thị trường được sử dụng rộng rãi dựa trên một câu hỏi khảo sát duy nhất yêu cầu người trả lời đánh giá khả năng họ sẽ giới thiệu một thương hiệu cho bạn bè người thân. NPS thường được sử dụng để biểu thị lòng trung thành của khách hàng và như tín hiệu dự đoán sự phát triển tương ứng của thương hiệu trong một ngành hoặc danh mục.

Chỉ số này phù hợp để đánh giá các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao. Trái ngược với các mặt hàng tiêu dùng phổ biến hoặc các sản phẩm và dịch vụ có giá trị thấp thì những sản phẩm dịch vụ giá trị cao này đòi hỏi người tiêu dùng phải đắn đo nhiều hơn trong khi lựa chọn.

Câu hỏi NPS mẫu

NPS hữu ích nhất khi được quan sát theo thời gian và so sánh với mức trung bình giữa các thương hiệu trong danh mục hoặc ngành hàng.

NPS của các thương hiệu cạnh tranh được hiển thị theo thời gian và được so sánh với mức trung bình của tất cả các thương hiệu trong danh mục hoặc ngành.

NPS (dashboard example)

Dashboard mẫu

Bạn có thể truy cập dashboard mẫu (với dữ liệu dummy) bằng đường dẫn: https://link.cimigo.com/rsbm

Nếu có bất kì thắc mắc naog, xin hãy vui lòng liên hệ Cimigo qua địa chỉ ask@cimigo.com để được trợ giúp.

Tối ưu giá bán với thước đo độ nhạy giá

Th10 16, 2023

Giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ

Giải pháp theo dõi sức khỏe thương hiệu

Th5 18, 2023

Với chi phí khoảng 38.250.000 đồng (1.500 USD) mỗi tháng, bạn có thể theo dõi và

Giải pháp đánh giá video quảng cáo

Th12 06, 2022

Giải pháp đánh giá video quảng cáo sẽ cho bạn biết được rằng liệu quảng