Tối ưu giá bán với thước đo độ nhạy giá

Giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ một chiến lược kinh doanh nào. Đặt giá bán quá cao, bạn sẽ có khả năng mất đi khách hàng tiềm năng; đặt giá bán quá thấp sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tìm ra điểm cân bằng là một nhiệm vụ đầy thách thức có thể tạo nên thành công hoặc hủy hoại thành công của một công ty. Một công cụ mạnh mẽ mà doanh nghiệp có thể tận dụng để xác định giá bán tối ưu là price sensitivity meter (PSM) hay còn gọi là thước đo độ nhạy giá.

Cho dù bạn đang muốn thực hiện việc thay đổi giá bán hoặc ra mắt một sản phẩm hay dịch vụ mới, bạn đều có thể nhanh chóng xác định được giá bán tốt nhất thông qua thước đo này. Giải pháp đo lường độ nhạy giá của Cimigo giúp bạn xác định khoảng giá bán chấp nhận được (acceptable price range) và giá bán tối ưu nhất cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn (optimal price).

Nội dung bao gồm:

Thước đo độ nhạy giá (price sensitivity meter)

Được phát triển bởi nhà kinh tế học người Hà Lan – Peter van Westendorp vào những năm 1970, đây là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp tin tưởng để đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng đối với giá bán.

Cimigo áp dụng thước đo độ nhạy giá đơn giản này để xác định khoảng giá chấp nhận được và giá bán tối ưu cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Bạn có thể sử dụng giải pháp đo lường độ nhạy giá của chúng tôi bằng cách nhấn vào đây.

4 câu hỏi chính của mô hình đo lường độ nhạy giá

Trong bài khảo sát về đo lường độ nhạy giá, người tiêu dùng sẽ được hỏi về mức giá mà tại đó sản phẩm hay dịch vụ:

Quá mắc: “Ở mức giá nào, bạn cho rằng sản phẩm này quá mắc và bạn không muốn mua dùng?”

Quá rẻ: “Ở mức giá nào bạn cho rằng sản phẩm này quá rẻ khiến bạn lo lắng về chất lượng của nó?”

Mắc: “Ở mức giá nào bạn cho rằng sản phẩm này mắc nhưng vẫn có thể chấp nhận để mua dùng?”

Rẻ: “Ở mức giá nào bạn cho rằng sản phẩm này rẻ/không mắc, đáng tiền?”

Kết quả của thước đo độ nhạy giá

Trong ví dụ dưới đây, mức giá tối ưu (optimal price) là 38,500 ₫. Khoảng giá chấp nhận được (acceptable price range) là từ 29,723 ₫ đến 49,080 ₫. Nằm ngoài khoảng giá này, nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ giảm.

Price sensitivity meter example

Biểu đồ gồm 4 đường, mỗi đường đại diện cho một câu hỏi trong bốn câu hỏi chính. Trục ngang hiển thị các mức giá, trong khi trục dọc thể hiện tỉ lệ đáp viên đã chọn cho mỗi mức giá.

Khi những đường này cắt nhau, sẽ tạo thành 4 điểm giá như sau:

Optimal price point – OPP: giao điểm của các đường “quá rẻ” và “quá đắt”, là mức giá mà người tiêu dùng cảm thấy là giá tốt nhất cho họ và có khả năng mua cao nhất.

Expected price point: giao điểm của các đường “rẻ” và “đắt”, là mức giá mà người tiêu dùng kỳ vọng sẽ là giá bán của sản phẩm.

Low price point: giao điểm của các đường “quá rẻ” và “đắt”, là mức giá mà người tiêu dùng cho rằng nó quá rẻ và nghi ngờ về chất lượng sản phẩm khi so sánh với giá bán.

High price point: giao điểm của các đường “rẻ” và “quá đắt”, là mức giá mà người tiêu dùng cho rằng nó quá cao và không tương xứng với sản phẩm.

Khoảng giá từ điểm giá thấp (low price point) đến điểm giá cao (high price point) là khoảng giá chấp nhận được (acceptable price range).

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Cimigo qua email ask@cimigo.com để được hỗ trợ.

Tối ưu giá bán với thước đo độ nhạy giá

Th10 16, 2023

Giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ

Giải pháp theo dõi sức khỏe thương hiệu

Th5 18, 2023

Với chi phí khoảng 38.250.000 đồng (1.500 USD) mỗi tháng, bạn có thể theo dõi và

Giải pháp đánh giá video quảng cáo

Th12 06, 2022

Giải pháp đánh giá video quảng cáo sẽ cho bạn biết được rằng liệu quảng