Tầng lớp kinh tế Việt Nam và sự giàu có ngày càng tăng

Cimigo
Th4 12, 2023

Tầng lớp kinh tế Việt Nam

Cơ cấu tầng lớp kinh tế Việt Nam tiếp tục thay đổi mạnh mẽ. Tầng lớp trung lưu tăng tốc cùng với việc dân cư di chuyển vào các khu vực đô thị và tỷ lệ sinh thấp hơn đồng nghĩa với việc các hộ gia đình có quy mô nhỏ và trở nên giàu có hơn. Năm 2022 đã có 15,386,852 hộ gia đình có thu nhập trên 15,000,000 đồng (644 USD) mỗi tháng. Các hộ này được phân nhóm vào tầng lớp kinh tế ABCD. 56% hộ gia đình trong năm 2022 thuộc về tầng lớp kinh tế ABCD này. Con số này tương đương với 54,749,213 người Việt.

Phân bố hộ gia đình Việt Nam năm 2022

Tầng lớp kinh tế được cung cấp theo các hạng ABCDEF và dựa trên các câu trả lời về thu nhập hộ gia đình hằng tháng. Dữ liệu được lấy từ 145,000 hộ gia đình khảo sát bởi Cimigo.

Năm 2022: 1 USD = 23,300VNĐ

Phân bố hộ gia đình theo tầng lớp kinh tế 2022 tại Việt Nam

Tầng lớp kinh tế được cung cấp theo các hạng ABCDEF và dựa trên các câu trả lời về thu nhập hộ gia đình hằng tháng. Dữ liệu được lấy từ 145,000 hộ gia đình khảo sát bởi Cimigo.

Năm 2022: 1 USD = 23,300VNĐ

Sự sung túc đang gia tăng ở Việt Nam

Các số liệu dưới đây cho thấy sự sung túc gia tăng từ năm 2017 đến năm 2022.

  • 7 tỷ phú.  Tăng 250% trong 5 năm.
  • 1,416 người có giá trị tài sản ròng cưc cao  (>30 triệu USD). Tăng 424% trong 5 năm.
  • 79,672 triệu phú. Tăng 262% trong 5 năm.
  • 5,914,003 hộ gia đình có thu nhập hàng tháng từ 1,000 USD. Tăng 378% trong 5 năm.
  • 13,261,027 hộ gia đình có thu nhập hàng tháng từ 500 USD – 999 USD. Tăng 67% trong 5 năm.
  • Giá trị kiều hối 19 tỷ USD. Tăng 27% trong 5 năm.

Câu hỏi dành cho tầng lớp kinh tế Việt Nam

Câu hỏi này thiết lập dựa trên các tuyên bố của người tham gia khảo sát về thu nhập hộ gia đình hàng tháng.

Phương pháp này tồn tại một số điểm yếu. Người tham gia khảo sát có thể có thu nhập dưới hoặc trên mức mà họ tuyên bố, có thể không muốn chia sẻ hoặc cũng có thể không biết chính xác về mức thu nhập của hộ gia đình của họ. Những tồn tại đó thường diễn ra khi phỏng vấn các thành viên trẻ tuổi trong hộ gia đình. Phương pháp khảo sát được thiết kế để giảm thiểu tối đa những vấn đề này (người tham gia khảo sát sẽ đọc lên các mã đáp án thay vì đưa ra con số, tính bảo mật cũng được đảm bảo), nhưng chắc chắn vẫn sẽ tồn tại một số các sai lệch. Đây là lý do tại sao khảo sát thường có số mẫu lớn, khi đó một vài lỗi nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến kết quả tổng thể.

Bên cạnh đó, lợi thế của phương pháp này là là tốc độ, sự đơn giản và khả năng thích ứng trên tất cả các phương pháp phỏng vấn.

Câu hỏi được Cimigo sử dụng như sau.

  • Please let me know the approximate total income of your household in a month, including all sources such as salary, bonus, pension and other incomes (such as money support from your family living overseas, other investment, etc.) after tax?
  • Bạn vui lòng cho biết tổng thu nhập bình quân của cả hộ gia đình bạn trong 1 tháng là bao nhiêu sau khi đã trừ đi tất cả các khoản thuế? Tổng thu nhập bao gồm tất cả các nguồn như : tự kinh doanh, lương, thưởng, tiền viện trợ từ nước ngoài, tiền cho thuê nhà/mặt bằng v.v..của tất cả thành viên trong hộ gia đình sau khi đã trừ thuế?

Cimigo Vietnam economic class question

Tại sao các nhóm nghiên cứu thị trường và tiếp thị cần phải xác định phân loại tầng lớp kinh tế?

Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế trong đó thường có những người có thu nhập và những người phụ thuộc. Thông thường, có một người quản lý hộ gia đình trông coi tiền “đi chợ” để mua hàng hóa và thanh toán hóa đơn mỗi tuần. Đơn vị kinh tế phải phân bổ thu nhập của mình cho các nhu cầu thiết yếu (nhà ở, y tế, giáo dục, lương thực, etc) và những chi tiêu không thiết yếu (giải trí, đam mê, học thêm, nghỉ lễ, thời trang và làm đẹp, v.v.)

Phân loại tầng lớp kinh tế giúp hiểu một cách đơn giản về phần lớn các hộ gia đình, bằng cách phân loại các hộ gia đình “tương tự” dựa trên mức độ giàu có thành các nhóm thuộc tầng lớp kinh tế khác nhau. Các đội ngũ tiếp thị cần xây dựng thương hiệu và bán hàng hóa, dịch vụ của mình cho các đơn vị kinh tế này. Vì lí do này, các nhóm nghiên cứu thị trường cần hiểu hành vi của họ và đánh giá nhu cầu, sở thích của họ.

Trong bối cảnh thực tại, nguồn thông tin thứ cấp đáng tin cậy về tình trạng kinh tế hộ gia đình hiện đang thiếu. Các nguồn như Tổng cục thống kê Việt Nam cung cấp dữ liệu về thu nhập cá nhân thông qua khảo sát mức sống hộ gia đình.  Tuy nhiên, dữ liệu về phân phối bị hạn chế và không tồn tại đối với thu nhập hộ gia đình.

Các chuyên gia tiếp thị, thương hiệu, truyền thông và mảng nghiên cứu chuyên nghiệp sử dụng phân loại theo tầng lớp kinh tế để mô tả và nhắm mục tiêu các nhóm người tiêu dùng khác nhau dựa trên tầng lớp kinh tế hoặc mức độ giàu có của họ. Tầng lớp kinh tế là đại diện để hiểu lối sống, cách thức sử dụng các kênh truyền thông, chi tiêu không thiết yếu, hành vi, kênh mua sắm cũng như mức độ ưa thích trong việc sử dụng các nhãn hiệu phổ thông hoặc cao cấp.

Tầng lớp kinh tế và chọn mẫu

Trong nhiều nghiên cứu, chọn mẫu hộ gia đình ngẫu nhiên được sử dụng để chọn hộ gia đình cho việc khảo sát. Điều này đơn giản là mỗi hộ gia đình sẽ có cơ hội (xác suất) được chọn để phỏng vấn như nhau. Trong những trường hợp như vậy, không có chỉ tiêu về số lượng nào được sử dụng để đảm bảo mẫu đại diện cho phân bổ tầng lớp kinh tế hộ gia đình. Chọn mẫu hộ gia đình ngẫu nhiên cho phép xác suất tự nhiên và bằng nhau khi chọn hộ gia đình.

Chỉ tiêu về số mẫu có thể được sử dụng để đảm bảo thể hiện công bằng các thông số khác như giới tính hoặc tuổi của người tham gia.

Điều tra hộ gia đình ngẫu nhiên rất tốn kém và do đó nhiều nghiên cứu không sử dụng phương pháp lấy mẫu hộ gia đình ngẫu nhiên mà sử dụng phương pháp lấy mẫu có mục đích với chỉ tiêu về số mẫu. Trong những trường hợp như vậy, Cimigo sẽ triển khai lấy mẫu theo chỉ tiêu cho khu vực, thành phần kinh tế hộ gia đình, giới tính, độ tuổi và các yếu tố liên quan khác cho bất kỳ nghiên cứu nào đang được thực hiện. Chỉ tiêu về số mẫu được đặt theo tỷ lệ dân số với một nhóm mục tiêu xác định để mỗi nhóm được đại diện một cách công bằng. Ví dụ: nam và nữ, già trẻ, tầng lớp kinh tế AB, CD và EF.

Ví dụ Nghiên cứu A cần khảo sát các hộ gia đình nông thôn có thu nhập thấp Cimigo sẽ chọn các hộ gia đình thuộc tầng lớp kinh tế F có thu nhập dưới 10 triệu đồng mỗi tháng (khoảng 429 USD), đại diện cho 24% hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Ngược lại, Nghiên cứu B tập trung vào các hộ gia đình giàu có ở thành thị, những người có đủ khả năng mua một chiếc xe máy điện mới,  Cimigo chỉ có thể chọn các hộ gia đình thuộc tầng lớp kinh tế ABC có thu nhập trên 20 triệu đồng mỗi tháng (khoảng 858 USD), con số này chiếm 37% số hộ gia đình ở khu vực thành thị.

Cách đo lường tầng lớp kinh tế đã thay đổi như thế nào theo thời gian

Việc đo lường tầng lớp kinh tế ở Việt Nam đã được đơn giản hóa rất nhiều vào năm 2014. Từ năm 1997 đến 2014, tầng lớp kinh tế được tính toán dựa trên số điểm được phân bổ cho hộ gia đình, loại nhà ở và số người trong mỗi hộ gia đình. Bảng hỏi rất phức tạp và yêu cầu người phỏng vấn phải tính toán thủ công (đây là thời điểm mà các cuộc khảo sát sử dụng bút và giấy chứ không phải máy tính bảng kỹ thuật số) và yêu cầu quan sát tại nhà để đánh giá một cách công bằng loại hình nhà ở.

Vào năm 2015, điều này đã được điều chỉnh để hoàn toàn đo lường thu nhập hộ gia đình được yêu cầu hàng tháng. Lý do cho sự thay đổi này là để đơn giản hóa quy trình và làm cho quy trình nhanh hơn cũng như có thể thích ứng với các phương pháp phỏng vấn khác nhau bao gồm phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại và trực tuyến.

Ở các khoảng thời gian khác nhau từ 3 đến 5 năm, các khoảng thu nhập hộ gia đình hàng tháng cho tầng lớp kinh tế được cập nhật để phản ánh sự giàu có ngày càng tăng trong xã hội.

Tầng lớp kinh tế được sử dụng tại Việt Nam, không phải tầng lớp kinh tế xã hội như hầu hết các nước sử dụng.

Ở nhiều quốc gia khác, việc phân loại các tầng lớp kinh tế xã hội được sử dụng. Yếu tố xã hội thường xem xét địa vị xã hội bằng cách sử dụng cả trình độ học vấn và thâm niên nghề nghiệp mà chủ hộ đạt được. Đây thường là một người cha hoặc người mẹ làm việc. Điều này được tham chiếu chéo với thu nhập hộ gia đình hàng tháng để phân loại tầng lớp kinh tế xã hội của hộ gia đình.

Hệ thống này không thành công ở Việt Nam do sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam kể từ năm 1980. Ngày nay và trong 40 năm qua, thanh niên nam hay nữ thường kiếm được nhiều tiền hơn chủ hộ. Họ thường (không phải luôn luôn) được giáo dục tốt hơn, nhận thức thế giới tốt hơn và được trao những cơ hội tốt hơn cha mẹ của họ (phần lớn là nhờ những hy sinh mà cha mẹ đã dành cho họ).

Do đó ở Việt Nam, việc phân loại chỉ dựa trên tình hình kinh tế chứ không phải địa vị xã hội thông qua học vấn và nghề nghiệp.

Kết thúc.

Việt Nam chuyển mình – hành trình 20 năm

Th3 18, 2024

Việt Nam chuyển mình – hành trình 20 năm Cùng nhìn lại các xu hướng dài

PMI Việt Nam tháng 3/2024 – Chỉ số nhà quản trị mua hàng

Th4 02, 2024

Sản lượng giảm lần đầu tiên trong ba tháng Nhu cầu giảm khiến sản

Hãy nghe tôi! Thấu hiểu người tiêu dùng đáp ứng sự đổi mới

Th12 14, 2023

Trong thế giới liên tục đổi mới, cuộc đua để tạo ra sản phẩm đột phá