Báo cáo xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023

Đây là báo cáo nghiên cứu thị trường miễn phí của Cimigo về xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023. Cimigo đánh giá xu hướng và kỳ vọng của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023. Hãy khám phá các xu hướng kinh tế, xã hội và tiêu dùng tại Việt Nam.

Richard Burrage

Báo cáo xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023

Báo cáo xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023: 9 nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng của Việt Nam trong thập kỷ tới

Bài báo cáo này sẽ trình bày 9 nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng của Việt Nam trong thập kỷ tới.

Báo cáo xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023

Báo cáo chỉ ra rằng:

  1. Thay đổi về dân số người đi làm, dân số lao động tăng cao và tỷ lệ nhóm phụ thuộc thấp.
  2. Tăng trưởng GDP bình quân 5.9% trong mười năm qua.
  3. Lợi nhuận sản xuất tăng. Sự tăng trưởng trong đầu tư ngày càng mạnh mẽ.
  4. Mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ bán lẻ ngày càng tăng
  5. Du lịch trong nước lấp vào khoảng trống thâm hụt từ du lịch quốc tế.
  6. Vào năm 2022, nền kinh tế internet đạt 23 tỷ đô la Mỹ.
  7. Tăng trưởng tài chính của hộ gia đình.
  8. Hệ sinh thái tài chính hỗ trợ cho thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các công ty khởi nghiệp.
  9. Sự ổn định về chính trị và việc quản lý chặt chẽ hệ sinh thái tài nguyên hỗ trợ cho quốc gia

1. Dân số người đi làm, dân số lao động cao và tỷ lệ nhóm phụ thuộc thấp

Việt Nam sở hữu nguồn lực lao động lớn. Vào năm 2022, 62% dân số là người đi làm, trong đó một nửa dân số người đi làm ở độ tuổi từ 20 đến 39. Tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động cao. 88% nhóm phụ nữ đi làm ở độ tuổi từ 20 đến 64. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Indonesia chỉ có 40% và Ấn Độ là 25%. Nó làm giảm đáng kể tỷ lệ nhóm phụ thuộc xuống chỉ còn 0.7 trên mỗi người có việc làm. Điều này mang lại cho GDP một sự thúc đẩy rất lớn. Việt Nam cũng sở hữu lực lượng lao động trẻ. Năm 2022, 51% nhóm lao động là từ 20 đến 39 tuổi. Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu lực lượng lao động rẻ. Thu nhập tối thiểu hằng tháng năm 2023 ở Sài Gòn là 200 đô la Mỹ, chỉ bằng 60% mức tối thiểu ở Quảng Châu là 332 đô la Mỹ .

2. Việt Nam tăng trưởng GDP bình quân 5.9% trong mười năm qua

Việt Nam tăng trưởng GDP trong năm 2023 được dự đoán sẽ đạt 6.3%. GDP bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2022 là US$4,104. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8% vào năm 2022, thu hút thặng dư thương mại lành mạnh, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng và tạo ra 1,700,000 việc làm mới. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4.4% trong quý 4 năm 2022 so với cùng kỳ năm trước, đưa mức lạm phát hàng năm lên 3.15%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 19.8% và từ lâu đã vượt qua mức trước Covid 2019. Trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa khá lớn, thị trường vẫn tiềm ẩn rủi ro và niềm tin kinh doanh (trái ngược với niềm tin của người tiêu dùng) có phần giảm sút. Mặc dù vậy, Cimigo kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 6.3%.

Tuy nhiên trong báo cáo về CEO Pulse từ Cimigo đã chỉ ra một cuộc khủng hoảng về kỳ vọng kinh doanh đã xuất hiện gần đây. Niềm tin của doanh nghiệp giảm sút vào tháng 10/2022. Tính đến tháng 12/2022, 56% CEOs dự đoán các điều kiện kinh doanh sẽ xấu đi trong năm tới. Niềm tin kinh doanh sụt giảm do lo ngại về 1) giá tiêu dùng trong nước tăng, 2) tăng trưởng thấp hơn ở các thị trường xuất khẩu chính ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và 3) khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và tài chính liên quan.

3. Tăng trưởng trong ngành sản xuất Việt Nam. Sự tăng trưởng trong đầu tư ngày càng mạnh mẽ (ngành sản xuất chiếm 25% GDP)

Có rất nhiều hiệp định thương mại tự do ở Việt Nam. Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng về tính liên kết thương mại toàn cầu. Tỷ lệ kết nối toàn cầu của Việt Nam năm 2022 là 180%. Thương mại toàn cầu kết nối với nhau được định nghĩa là nhập khẩu cộng với xuất khẩu được tính bằng % GDP.

Sản xuất chậm lại trong Q4/2022 nhưng kỳ vọng tăng trưởng trở lại vào tháng 2/ 2023. Theo báo cáo về chỉ số Nhà quản trị Mua hàng™ (PMI®) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global, triển vọng kinh doanh đã giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng vào tháng 11 và niềm tin vào triển vọng sản xuất trong năm tới vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng trong tháng 12. Tuy nhiên, đã có những tín hiệu tích cực cho ngành xuất khẩu với số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu trong 3 tháng ở tháng 1/2023 và việc mở lại nền kinh tế ở Trung Quốc Đại Lục cũng là một nhân tố khác hỗ trợ tăng trưởng.

Những rủi ro của việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc đã được nhận ra khi đất nước này bị khóa chặt bởi chiến dịch “Không Covid”. Các thương hiệu lớn và nhà cung cấp của họ đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam để phục vụ thị trường xuất khẩu ngoài Trung Quốc. Bao gồm; Samsung, Intel, Komatsu, Lenovo, Apple, Xiaomi Hanwa và LG cùng nhiều thương hiệu khác.

Tuy nhiên, các nhà cung cấp của họ hiếm khi là công ty Việt Nam. Vượt ra ngoài dây chuyền lắp ráp để hướng tới sản xuất có giá trị gia tăng lớn hơn là một thách thức. Các rào cản chính bao gồm tình trạng thiếu nhân sự quản lý, cơ sở hạ tầng kém hơn ảnh hưởng đến chi phí hậu cần và sự thờ ơ trong quyết định gây ra sự chậm trễ trong việc cấp phép.

4. Mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ bán lẻ tăng (bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chiếm 55% GDP)

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ bán lẻ tăng mạnh 20% trong năm 2021. So với nhu cầu hàng hóa và dịch vụ bán lẻ trước Covid năm 2019, doanh số bán hàng tăng 15% vào năm 2022.

Đóng góp của kênh bán hàng hiện đại vào doanh số bán lẻ đã tăng từ 15% năm 2005 lên 26% vào năm 2022.

Hiện có 9.071 cửa hàng theo mô hình bán hàng hiện đại trên toàn quốc. Nhiều cửa hàng thuộc kênh bán hàng hiện đại đã đóng cửa vào năm 2022, lãi ròng chỉ 5%. Số lượng cửa hàng trong năm 2021:

  • Siêu thị nhỏ giảm -20%
  • Cửa hàng tiện lợi giữ nguyên
  • Siêu thị tăng +25%
  • Nhà thuốc tăng +48%

Hầu hết các lần đóng cửa rộng rãi nhất là ở Bách Hóa Xanh -418 cửa hàng. Mở rộng nhiều nhất là nhà thuốc Long Châu FPT +483 (60% nhà thuốc mới)

Đại dịch đã giúp thương mại điện tử tăng doanh thu lên 60% trong năm 2021. Tỷ trọng doanh thu năm 2022 thấp hơn với 7.3%; tuy nhiên, doanh số bán lẻ đã tăng 1 tỷ USD. Cimigo dự đoán mua sắm trực tuyến sẽ vượt qua thị phần bán hàng từ kênh thương mại hiện đại vào năm 2028.

5. Du lịch nội địa lấp đầy thâm hụt từ du lịch quốc tế

Du lịch trong nước bổ sung cho những thâm hụt từ việc suy giảm du lịch quốc tế kể từ đại dịch. Chỉ có 3% khách du lịch là khách quốc tế vào năm 2022. Một phần ba khách du lịch trong nước vào năm 2019 là từ Trung Quốc, vì vậy sự quay trở lại của nhóm khách này và những đất nước khác dự kiến sẽ tăng lên vào năm 2023. Du lịch trong nước vẫn đang phát triển mạnh mẽ và báo hiệu gia tăng sự thịnh vượng và củng cố cho nền kinh tế.

6. Nền kinh tế Internet đạt 23 tỷ USD

Vào năm 2022, 97% người trưởng thành có điện thoại thông minh và 79% dân số truy cập internet. Khả năng truy cập kỹ thuật số phổ biến này tương đương với nhiều trải nghiệm chuyển đổi, đổi mới và kỹ thuật số hơn. Nền kinh tế internet chiếm 5.7% GDP tương đương với 23 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Mua sắm trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn nhất ở mức 60%, tiếp theo là quảng cáo, phương tiện và trò chơi ở mức 18%, dịch vụ xe công nghệ và giao đồ ăn ở mức 13% và du lịch trực tuyến ở mức 9%. Mức độ chi tiêu của người tiêu dùng và mức tăng trưởng cao là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi nhanh chóng hành vi và các yếu tố ưu tiên của người tiêu dùng Việt Nam.

7. Tăng trưởng tài chính của hộ gia đình Việt Nam

Tầng lớp trung lưu tăng tốc cùng với di cư đô thị và tỷ lệ sinh thấp hơn có nghĩa là quy mô các hộ gia đình nhỏ hơn và giàu hơn một chút. Năm 2022 có 15,386,852 hộ gia đình có thu nhập trên 644 đô la Mỹ (15,000,000 triệu đồng) mỗi tháng. Các hộ này được xếp vào tầng lớp kinh tế ABCD. Điều này tương đương với 54,749,213 triệu người. Năm 2022 có;

  • 7 tỷ phú. Tăng 250% trong 5 năm.
  • 1,416 giá trị ròng cao (>$USD30 triệu). Tăng 424% trong 5 năm.
  • 79,672 triệu phú. Tăng 262% trong 5 năm.
  • 5,914,003 hộ gia đình => thu nhập hằng tháng USD1,000 thu nhập hằng tháng. Tăng 378% trong 5 năm.
  • 13,261,027 hộ gia đình thu nhập hằng tháng US$500-US$999. Tăng 67% trong 5 năm.
  • Kiều hối US$19 tỷ. Tăng 27% trong 5 năm.

8. Hệ sinh thái tài chính hỗ trợ cho thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các công ty khởi nghiệp

70% người Việt Nam trưởng thành có sử dụng dịch vụ ngân hàng vào năm 2022. Nhưng vẫn còn cơ hội to lớn cho việc bán thêm các sản phẩm tín dụng để cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng bán lẻ. Chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tiếp tục thay đổi hình thái của ngân hàng bán lẻ. Cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng và hệ sinh thái của các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số là chìa khóa thành công trong tương lai.

9. Sự ổn định về chính trị và việc quản lý chặt chẽ hệ sinh thái tài nguyên hỗ trợ cho quốc gia

Bất chấp những vụ cách chức gần đây của các quan chức cấp cao, sự ổn định về chính trị vẫn được đảm bảo ở Việt Nam. Sự quản lý có ảnh hưởng từ nước ngoài vẫn còn chặt chẽ.

Báo cáo xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023

Việt Nam sẽ nổi bật như một nền kinh tế tăng trưởng cao trong mười năm tới. Đây là chín lý do chính giải thích tại sao Việt Nam sẽ tiếp tục thịnh vượng trong thập kỷ tới và tăng trưởng sẽ mạnh nhất ở châu Á và trên hầu hết thế giới.

  1. Thay đổi về dân số người đi làm, dân số lao động tăng cao và tỷ lệ nhóm phụ thuộc thấp.
  2. Tăng trưởng GDP bình quân 5.9% trong mười năm qua.
  3. Lợi nhuận sản xuất tăng. Sự tăng trưởng trong đầu tư ngày càng mạnh mẽ.
  4. Mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ bán lẻ ngày càng tăng
  5. Du lịch trong nước lấp vào khoảng trống thâm hụt từ du lịch quốc tế.
  6. Vào năm 2022, nền kinh tế internet đạt 23 tỷ đô la Mỹ.
  7. Tăng trưởng tài chính của hộ gia đình.
  8. Hệ sinh thái tài chính hỗ trợ cho thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các công ty khởi nghiệp.
  9. Sự ổn định về chính trị và việc quản lý chặt chẽ hệ sinh thái tài nguyên hỗ trợ cho quốc gia

Kết thúc.