Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023

Cimigo
Th2 28, 2023

Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023

Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023 sẽ trình bày 9 nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng của Việt Nam trong thập kỷ tới.

Bất kể sự tiêu cực và ảm đạm trong ngắn hạn trên các phương tiện truyền thông về lĩnh vực bất động sản (5.5% GDP) thì nhu cầu của người tiêu dùng trong nước (chiếm 55% GDP của Việt Nam) vẫn mạnh mẽ. Nhu cầu của người tiêu dùng về khách sạn, dịch vụ, du lịch và hàng hóa bán lẻ tăng cao. Du lịch nội địa đã thực sự bổ sung và lắp đầy khoảng trống của du lịch quốc tế. Việt Nam là một quốc gia có dân số hiểu biết về kỹ thuật số. Năm 2015, nền kinh tế Internet trị giá 3 tỷ đô la Mỹ. Vào năm 2022, một nền kinh tế Internet trị giá 23 tỷ đô la Mỹ. Kinh tế Việt Nam chưa thật sự bị ảnh hưởng nặng nề nên cần tận dụng tối đa để phát triển.

12 phút đọc. 

Thuong La

Yếu tố quyết định số một cho sự thành công về kinh tế của Việt Nam chủ yếu là cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động và thanh niên trong đó cũng như tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động cao, mang lại tỷ lệ phụ thuộc thấp. Việt Nam đã trải qua một thập kỷ với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6%. Việt Nam có nhu cầu tiêu dùng nội địa mạnh mẽ và Cimgio kỳ vọng mức tăng trưởng kinh tế này sẽ được duy trì trong thập kỷ tới.

Sự thay đổi sẽ diễn ra vào năm 2036 khi cơ cấu dân số thay đổi. Thách thức kinh tế nằm ở việc chuyển từ một quốc gia có thu nhập trung bình thấp sang một quốc gia có thu nhập trung bình cao khi những thay đổi dân số này diễn ra.

Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023

Việt Nam sẽ nổi bật như một nền kinh tế tăng trưởng cao trong mười năm tới. Đây là 9 lý do chính giải thích tại sao Việt Nam sẽ tiếp tục thịnh vượng trong thập kỷ tới và tăng trưởng sẽ mạnh nhất ở châu Á và trên hầu hết thế giới.

Bài thuyết trình Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023 khám phá 9 lý do giúp Việt Nam sẽ thịnh vượng trong thập kỷ tới.

  1. Thay đổi về dân số người đi làm, dân số lao động tăng cao và tỷ lệ nhóm phụ thuộc thấp.
  2. Tăng trưởng GDP bình quân 5.9% trong mười năm qua.
  3. Lợi nhuận sản xuất tăng. Sự tăng trưởng trong đầu tư ngày càng mạnh mẽ.
  4. Mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ bán lẻ ngày càng tăng
  5. Du lịch trong nước lấp vào khoảng trống thâm hụt từ du lịch quốc tế.
  6. Vào năm 2022, nền kinh tế internet đạt 23 tỷ đô la Mỹ.
  7. Tăng trưởng tài chính của hộ gia đình.
  8. Hệ sinh thái tài chính hỗ trợ cho thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các công ty khởi nghiệp.
  9. Sự ổn định về chính trị và việc quản lý chặt chẽ hệ sinh thái tài nguyên hỗ trợ cho quốc gia

1. Thay đổi về dân số người đi làm, dân số lao động tăng cao và tỷ lệ nhóm phụ thuộc thấp.

Trong số chín yếu tố thúc đẩy thành công của Việt Nam được trình bày trong bài báo cáo về xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023, đây là yếu tố tạo nên tất cả sự tăng trưởng nhanh chóng mà Việt Nam đã trải qua trong thập kỷ qua. Lý do này sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế trong thập kỷ tới. Cơ cấu dân số Việt Nam có tỷ lệ tham gia lao động cao, chủ yếu do phụ nữ đảm nhận. Kết quả là tỷ lệ phụ thuộc giữa những người đang làm việc và những người phụ thuộc không làm việc là rất thấp.

Việt Nam có một lực lượng lao động lớn. 62% dân số trong độ tuổi lao động từ 20 đến 64. Trong độ tuổi này 88% phụ nữ đang tham gia lao động, làm việc, kiếm tiền và đóng góp vào tổng sản phẩm quốc gia của Việt Nam.

Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam vượt xa các quốc gia khác; Indonesia là 40% và Ấn Độ là 25%. Biểu đồ chỉ cho bạn thấy hồ sơ tuổi của dân số đang làm việc ở Việt Nam. Nhìn lại một thập kỷ, gần 57% dân số đang làm việc ở độ tuổi từ 20 đến 39.

 

Dân số đi làm Việt Nam

Cơ cấu dân số của Việt Nam đã tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng trong mười năm qua, 96% nam giới trong độ tuổi này đi làm và 88% phụ nữ trong độ tuổi này đi làm. Vào năm 2023, 51% dân số đang làm việc ở độ tuổi từ 20 đến 39. Nhóm này đã lớn lên trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Vì vậy, những người làm việc trong môi trường văn phòng đã quen với hiệu quả kỹ thuật số. Những người làm việc trong nhà máy là những người trẻ, năng động, và khỏe mạnh. Lực lượng lao động của Việt Nam tương đối rẻ. Mức lương tối thiểu hàng tháng năm 2023 ở Sài Gòn là 200 đô la Mỹ, chỉ bằng 60% mức tối thiểu ở Quảng Châu là 332 đô la Mỹ.

Cơ cấu dân số của Việt Nam và tỷ lệ tham gia lao động cao làm giảm đáng kể tỷ lệ phụ thuộc xuống chỉ còn 0.7 trên một người có việc làm. Điều này mang lại cho GDP một sự thúc đẩy lớn.

Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023: Những thay đổi lớn hơn trong cơ cấu dân số Việt Nam đang đến

Quá trình đô thị hóa tiếp tục và sự suy giảm dân số nông thôn là không thể tránh khỏi. Sự gia tăng của thế hệ bạc, những người trên 50 tuổi và sự suy giảm của thế hệ trẻ, từ 0 đến 14 tuổi cũng vậy. Tỷ lệ sinh đang giảm nhanh chóng và sẽ không duy trì được dân số Việt Nam trong tương lai.

Thế hệ bạc Việt Nam

Các thương hiệu bán hàng cho nhóm tuổi trẻ này sẽ khó đạt được sự tăng trưởng. Ngược lại, thế hệ bạc không được các doanh nghiệp phục vụ. Việc bán sản phẩm cho nhóm nhân khẩu học đang phát triển dễ dàng hơn nhiều so với nhóm đang thu hẹp. Thế hệ bạc có nhiều tiền hơn và nhiều nhu cầu không được giải quyết.

Tải báo cáo miễn phí về Thế Hệ Bạc

Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023: Lợi thế nhân khẩu học của Việt Nam sẽ giảm dần từ năm 2036

Phần thuyết trình về xu hướng người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 nêu rõ lợi thế nhân khẩu học này sẽ giảm dần như thế nào kể từ năm 2036. Đến năm 2036, nhóm dân số trong độ tuổi lao động từ 40 tuổi chiếm đa số. Dân số đang làm việc lớn tuổi có xu hướng kém năng động, và kém khỏe mạnh . Cơ cấu dân số già hóa của Việt Nam tạo ra sự gia tăng đáng kể số người già phụ thuộc. Vào cuối những năm 2030, dân số già sẽ thực sự chiếm ưu thế. Đến những năm 2040, xã hội sẽ phải vật lộn với việc chăm sóc người già.

2. Tăng trưởng GDP bình quân 5.9% trong mười năm qua

Việt Nam tăng trưởng GDP trong năm 2023 được dự đoán sẽ đạt 6.3%. GDP bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2022 là US$4,104. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8% vào năm 2022, thu hút thặng dư thương mại lành mạnh, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng và tạo ra 1,700,000 việc làm mới. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4.4% trong quý 4 năm 2022 so với cùng kỳ năm trước, đưa mức lạm phát hàng năm lên 3.15%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 19.8% và từ lâu đã vượt qua mức trước Covid 2019.

Tăng trưởng GDP Việt Nam 2023 đạt 6.3%

Trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa khá lớn, thị trường vẫn tiềm ẩn rủi ro và niềm tin kinh doanh (trái ngược với niềm tin của người tiêu dùng) có phần giảm sút. Mặc dù vậy, Cimigo kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 6.3%.

So sánh GDP Việt Nam và Châu Á

Vào năm 2021, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam là 3,800 USD. Nền kinh tế Việt Nam có trình độ hợp lý gần bằng Indonesia và đi trước Philippines và Myanmar. Tuy nhiên, còn một hành trình dài phía trước để đạt được sức mạnh kinh tế như Thái Lan hoặc Malaysia. Lưu ý rằng nền kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan, tất cả đều bị suy giảm vào năm 2021 khi đại dịch bùng phát.

GPD

Tiến bộ kinh tế và tiêu dùng Việt Nam

Năm 2022, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 4,100 USD và nền kinh tế tăng trưởng 8%. Việt Nam là một quốc gia am hiểu về kỹ thuật số. 97% người lớn có điện thoại thông minh. Tỷ lệ sử dụng Internet gần bằng 80% và Việt Nam có tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng cao.

Vietnam economic and progress

 

Tuy nhiên trong báo cáo về CEO Pulse từ Cimigo đã chỉ ra một cuộc khủng hoảng về kỳ vọng kinh doanh đã xuất hiện gần đây. Niềm tin của doanh nghiệp giảm sút vào tháng 10/2022. Tính đến tháng 12/2022, 56% CEOs dự đoán các điều kiện kinh doanh sẽ xấu đi trong năm tới. Niềm tin kinh doanh sụt giảm do lo ngại về 1) giá tiêu dùng trong nước tăng, 2) tăng trưởng thấp hơn ở các thị trường xuất khẩu chính ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và 3) khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và tài chính liên quan.

Tuy nhiên, xin lưu ý rằng lĩnh vực bất động sản chiếm 5.5% GDP. Nó gây tổn thương cho những người trong lĩnh vực này, nhưng nó không nhất thiết phải làm giảm triển vọng của toàn bộ nền kinh tế. Nhưng thật không may, tâm lý kinh doanh đã phản ứng với các tiêu đề truyền thông, đầy rẫy những vụ bê bối và tin tức tiêu cực xung quanh lĩnh vực bất động sản.

3. Sản xuất Việt Nam tăng trưởng. Tăng cường đầu tư và ngày càng mạnh mẽ hơn (ngành sản xuất chiếm 25% GDP)

Các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng về kết nối thương mại toàn cầu. Khả năng kết nối toàn cầu của Việt Nam năm 2022 là 180%. Thương mại toàn cầu kết nối với nhau được định nghĩa là nhập khẩu cộng với xuất khẩu được tính bằng % GDP.

Các nhà sản xuất Việt Nam đã phải chịu tác động của việc thị trường xuất khẩu chậm lại trong Quý 4 năm 2022 nhưng tăng trưởng đã quay trở lại vào tháng 2 năm 2023. Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng Sản xuất của S&P Global Việt Nam™ (PMI®) triển vọng kinh doanh kỳ vọng, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng vào tháng 11 và niềm tin vào triển vọng sản xuất trong năm tới vẫn tương đối im ắng trong tháng 12. Tuy nhiên, đã có những tín hiệu tích cực ban đầu cho việc xuất khẩu bớt căng thẳng hơn với hoạt động kinh doanh xuất khẩu mới lần đầu tiên tăng trong 3 tháng vào tháng 1 và việc Trung Quốc mở cửa thúc đẩy niềm tin. Trong khi hoạt động sản xuất chậm lại vào quý 4 năm 2022, mức tăng trưởng đã quay trở lại vào tháng 2 năm 2023.

Những rủi ro của việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc đã được nhận ra khi đất nước này bị khóa chặt bởi chiến
dịch “Không Covid”. Các thương hiệu lớn và nhà cung cấp của họ đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam để phục vụ thị
trường xuất khẩu ngoài Trung Quốc. Các thương hiệu này bao gồm: Samsung, Intel, Komatsu, Lenovo, Apple, Xiaomi Hanwa, LG cùng những thương hiệu khác.

Tuy nhiên, các nhà cung cấp của họ hiếm khi là công ty Việt Nam. Vượt ra ngoài dây chuyền lắp ráp để hướng tới sản
xuất có giá trị gia tăng lớn hơn là một thách thức. Các rào cản chính bao gồm tình trạng thiếu nhân sự quản lý, cơ sở hạ
tầng kém hơn ảnh hưởng đến chi phí hậu cần và sự thờ ơ trong quyết định gây ra sự chậm trễ trong việc cấp phép. Vượt qua những thách thức này là điều cần thiết để đưa nền kinh tế Việt Nam từ một quốc gia có thu nhập trung bình thấp lên một quốc gia có thu nhập trung bình cao.

4. Mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ bán lẻ tăng (bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chiếm 55% GDP)

Nhu cầu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước chiếm 55% GDP. Đó là sự thúc đẩy cho nền kinh tế. Trong khi những gì đang xảy ra trong lĩnh vực bất động sản là đáng lo ngại, đây là hai lĩnh vực chính thúc đẩy nền kinh tế:nhu cầu bán lẻ (55%) và sản xuất (25%).

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ bán lẻ đang tăng mạnh 20% trong năm 2021. So với nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ bán lẻ trước Covid năm 2019, doanh số bán lẻ đã tăng 15% vào năm 2022.

Doanh thu bán lẻ Việt Nam 2022

Đóng góp của thương mại hiện đại vào doanh số bán lẻ đã tăng từ 15% năm 2005 lên 26% vào năm 2022.

Hiện có 9,071 cửa hàng thương mại hiện đại trên toàn quốc. Các cửa hàng thương mại được tổ chức hiện đại, thường là tự phục vụ, có thu ngân và có điều hòa; trái ngược với giữa các cửa hàng nhỏ lẻ hoặc quầy hàng ở chợ. Có nhiều lần đóng cửa các định dạng hiện đại vào năm 2022, với mức lãi ròng chỉ là 5%. Số lượng cửa hàng trong năm 2021:

  • Siêu thị nhỏ giảm -20%
  • Cửa hàng tiện lợi giữ nguyên
  • Siêu thị tăng +25%
  • Nhà thuốc tăng +48%

Doanh thu bán lẻ theo kênh Việt Nam 2022

Đóng cửa nhiều nhất là Bách Hóa Xanh với 418 cửa hàng. Điều này hoàn toàn trái ngược với năm 2021 khi số lượng cửa hàng thương mại hiện đại tăng 20% ​​và Bách Hóa Xanh chiếm 61% tổng số cửa hàng mới.

Trong năm 2022, mở rộng nhiều nhất là nhà thuốc Long Châu FPT với 483 cửa hàng mới (60% là nhà thuốc mới)

Đại dịch đã giúp thương mại điện tử tăng doanh thu lên 60% trong năm 2021. Tỷ trọng doanh thu năm 2022 thấp
hơn; tuy nhiên, doanh số bán lẻ đã tăng 1 tỷ USD. Shopee là nền tảng thống trị, tiếp theo là Lazada và hàng ngàn người bán hàng độc lập trên Facebook.

Cimigo hy vọng rằng Mua sắm trực tuyến sẽ vượt qua thị phần bán hàng thương mại hiện đại vào năm 2028.

Tải báo cáo miễn phí vềXu hướng tiêu dùng 2023

5. Du lịch nội địa lấp đầy thâm hụt từ du lịch quốc tế

Du lịch trong nước bổ sung cho những thâm hụt từ việc suy giảm du lịch quốc tế kể từ đại dịch. Chỉ có 3% khách du lịch là khách quốc tế vào năm 2022. Một phần ba khách du lịch trong nước vào năm 2019 là từ Trung Quốc, vì vậy sự quay trở lại của nhóm khách này và những đất nước khác dự kiến sẽ tăng lên vào năm 2023. Du lịch trong nước vẫn đang phát triển mạnh mẽ và báo hiệu gia tăng sự thịnh vượng và củng cố cho nền kinh tế.

Du lịch nội địa lấp đầy thâm hụt từ du lịch quốc tế

6. Nền kinh tế Internet ở Việt Nam năm 2022 đạt 23 tỷ USD

Vào năm 2022, 97% người trưởng thành có điện thoại thông minh và 79% dân số truy cập internet. Khả năng truy cập kỹ thuật số phổ biến này tương đương với nhiều trải nghiệm chuyển đổi, đổi mới và kỹ thuật số hơn. Nền kinh tế internet chiếm 5.7% GDP tương đương với 23 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Mua sắm trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn nhất ở mức 60%, tiếp theo là quảng cáo, phương tiện và trò chơi ở mức 18%, dịch vụ xe công nghệ và giao đồ ăn ở mức 13% và du lịch trực tuyến ở mức 9%. Mức độ chi tiêu của người tiêu dùng và mức tăng trưởng cao là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi nhanh chóng hành vi và các yếu tố ưu tiên của người tiêu dùng Việt Nam.

Trung bình người Việt Nam dành 6 tiếng mỗi ngày để dán mắt vào màn hình. Những ai làm việc trong ngành chăm sóc mắt, sẽ thấy được sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian tới. Việc tiếp xúc với các phương tiện truyền thông trong quá khứ đã dẫn đến sự phân chia mạnh mẽ giữa người tiêu dùng thành thị và nông thôn. Giờ đây, những người tiêu dùng này phần lớn đang thưởng thức cùng một kênh truyền thông kỹ thuật số dành cho âm nhạc, mạng xã hội, trò chơi, truyền phát video và tin tức. Giờ đây, người tiêu dùng thành thị và nông thôn có những ảnh hưởng giống nhau nên họ đã trở nên gần gũi hơn rất nhiều cả về thái độ và hành vi.

7. Tăng trưởng tài chính của hộ gia đình

Tầng lớp trung lưu tăng tốc cùng với di cư đô thị và tỷ lệ sinh thấp hơn có nghĩa là quy mô các hộ gia đình nhỏ hơn và giàu hơn một chút. Năm 2022 có 15,386,852 hộ gia đình có thu nhập trên 644 đô la Mỹ (15,000,000 triệu đồng) mỗi tháng. Các hộ này được xếp vào tầng lớp kinh tế ABCD. Điều này tương đương với 54,749,213 triệu người. Năm 2022 có;

  • 7 tỷ phú. Tăng 250% trong 5 năm.
  • 1,416 giá trị ròng cao (>$USD30 triệu). Tăng 424% trong 5 năm.
  • 79,672 triệu phú. Tăng 262% trong 5 năm.
  • 5,914,003 hộ gia đình => thu nhập hằng tháng USD1,000 thu nhập hằng tháng. Tăng 378% trong 5 năm.
  • 13,261,027 hộ gia đình thu nhập hằng tháng US$500-US$999. Tăng 67% trong 5 năm.
  • Kiều hối US$19 tỷ. Tăng 27% trong 5 năm.

Thành phần kinh tế Việt Nam

Tải báo cáo miễn phí vềXu hướng tiêu dùng 2023

Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023: Sự sung túc gia tăng tác động đến lối sống lành mạnh

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thể hiện rõ hơn việc quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Họ chú ý nhiều hơn đến các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và thay đổi cách nấu ăn để có chếđộ ăn uống lành mạnh. Điều này áp dụng cho thực phẩm nhiều hơn là đồ uống, vì đây là sản phẩm chủ yếu để thưởng thức và tận hưởng nhiều hơn. 49% đã sử dụng thực phẩm chức năng hoặc phương thuốc cổ truyền trong tháng trước để hỗ trợ sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh mãn tính, cụ thể là; vitamin tổng hợp, sản phẩm y học cổ truyền, khoáng chất và bổ sung collagen.

Người tiêu dùng kỳ vọng tăng cường sức đề kháng (62%), tăng miễn dịch (53%), hỗ trợ sức khỏe xương khớp (44%), tốt cho tiêu hóa (40%) và phát triển trí não (38%).  Đối với phụ nữ, những lợi ích về sắc đẹp cũng được trông chờ như chống lão hóa (47%), giúp làm đẹp da và tóc (48%).

Việc sử dụng các bài thuốc dân gian đã ăn sâu vào văn hóa của người Việt Nam. Động vật và thực vật được cho là có tác động mạnh mẽ lên việc chữa lành các bệnh phổ biến. Những nguyên liệu này được sử dụng ở dạng thô hoặc thành phần thêm vào trong thực phẩm chức năng. Tổ yến là thành phần cổ truyền phổ biến nhất và thường được chế biến riêng hoặc kết hợp với những nguyên liệu khác. Đông trùng hạ thảo, nhụy hoa nghệ tây và tỏi đen cũng phổ biến. Nhà sản xuất ngày càng sử dụng nhiều nguyên liệu cổ truyền để tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm đồ ăn, đồ uống và thực phẩm chức năng

Tải báo cáo miễn phí về Nhu cầu và xu hướng ăn uống lành mạng Việt Nam

8. Hệ sinh thái tài chính hỗ trợ cho thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các công ty khởi nghiệp

70% người Việt Nam trưởng thành có sử dụng dịch vụ ngân hàng vào năm 2022. Nhưng vẫn còn cơ hội to lớn cho việc bán thêm các sản phẩm tín dụng để cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng bán lẻ. Chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tiếp tục thay đổi hình thái của ngân hàng bán lẻ. Cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng và hệ sinh thái của các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số là chìa khóa thành công trong tương lai.

Tải báo cáo miễn phí về Ngân hàng bán lẻ Việt Nam

Hệ sinh thái tài chính đang cho phép thương mại điện tử thông qua thanh toán di động. Ví điện tử có tỷ lệ sử dụng 66% là thanh niên từ 16 đến 29 tuổi, mặc dù tỷ lệ này ở tất cả người trưởng thành là 39%. Thị trường thương mại điện tử có 88% thanh toán bằng tiền mặt vào năm 2018 và tỷ lệ này hiện đã giảm xuống còn 64% vào năm 2022. Tuy nhiên, chuyển khoản ngân hàng chiếm 23% giao dịch và ví điện tử chiếm 13%. Momo thống trị ví điện tử, ShopeePay thuộc trang thương mại điện tử hàng đầu,  ZaloPay và sau đó là vô số ví điện tử khác đang hoạt động trên thị trường.

Việt Nam đã thu hút được 2.6 tỷ USD vốn tài trợ thông qua 233 thương vụ tư nhân vào năm 2021. Ước tính có khoảng 1.3 tỷ USD đã được huy động để tài trợ cho fintech vào năm 2021. Với mức định giá từ 1 tỷ USD trở lên, đã có 4 kỳ lân vào cuối năm 2021;

Sky Mavis (game – Axie Infinity)
Momo (ví điện tử)
VNPAY (ví điện tử)
Vinagame (Zalo và nhiều hơn nữa)

9. Sự ổn định về chính trị và việc quản lý chặt chẽ hệ sinh thái tài nguyên hỗ trợ cho quốc gia

Bất chấp những vụ cách chức gần đây của các quan chức cấp cao, sự ổn định về chính trị vẫn được đảm bảo ở Việt Nam. Sự quản lý có ảnh hưởng từ nước ngoài vẫn còn chặt chẽ.

Tải báo cáo miễn phí về Xu hướng tiêu dùng Việt Nam

Xu hướng tiêu dùng Việt Nam 2023

Việt Nam sẽ nổi bật như một nền kinh tế tăng trưởng cao trong mười năm tới. Đây là chín lý do chính giải thích tại sao Việt Nam sẽ tiếp tục thịnh vượng trong thập kỷ tới và tăng trưởng sẽ mạnh nhất ở châu Á và trên hầu hết thế giới.

  1. Thay đổi về dân số người đi làm, dân số lao động tăng cao và tỷ lệ nhóm phụ thuộc thấp.
  2. Tăng trưởng GDP bình quân 5.9% trong mười năm qua.
  3. Lợi nhuận sản xuất tăng. Sự tăng trưởng trong đầu tư ngày càng mạnh mẽ.
  4. Mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ bán lẻ ngày càng tăng
  5. Du lịch trong nước lấp vào khoảng trống thâm hụt từ du lịch quốc tế.
  6. Vào năm 2022, nền kinh tế internet đạt 23 tỷ đô la Mỹ.
  7. Tăng trưởng tài chính của hộ gia đình.
  8. Hệ sinh thái tài chính hỗ trợ cho thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các công ty khởi nghiệp.
  9. Sự ổn định về chính trị và việc quản lý chặt chẽ hệ sinh thái tài nguyên hỗ trợ cho quốc gia

Kết thúc.

Việt Nam chuyển mình – hành trình 20 năm

Th3 18, 2024

Việt Nam chuyển mình – hành trình 20 năm Cùng nhìn lại các xu hướng dài

PMI Việt Nam tháng 3/2024 – Chỉ số nhà quản trị mua hàng

Th4 02, 2024

Sản lượng giảm lần đầu tiên trong ba tháng Nhu cầu giảm khiến sản

Hãy nghe tôi! Thấu hiểu người tiêu dùng đáp ứng sự đổi mới

Th12 14, 2023

Trong thế giới liên tục đổi mới, cuộc đua để tạo ra sản phẩm đột phá